Viêm họng, viêm mũi, viêm xoang mãn tính

0

Tìm hiểu cơ chế họng, mũi của con người

Viêm họng là một bệnh chứng của nhiều rối loạn bệnh lý. Viêm nhiễm có thể ở họng hoặc do nguồn bệnh đến từ hệ thống mũi xoang, viêm phổi, hoặc trào ngược thực quản dạ dày. Viêm có thể do nhiễm nấm, siêu vi trùng, nhiễm lạnh, tăng bạch cầu, nhiễm khuẩn

Viêm họng cấp:

– Một là: do virus lây lan nhanh chóng. Triệu chứng là đau rát họng, ho, luôn kèm theo các triệu chứng tắc mũi, chảy nước mũi, hắt hơi, đau cơ, mỏi mệt, có thể sốt. Điều trị bằng súc rửa mũi, họng, cho kháng sinh để chống nhiễm khuẩn phối hợp. Bệnh thường kết thúc sau một tuần. Thể nặng có thể kèm theo sưng tấy vùng, sưng cổ hạch, có thể có phù nề, thanh quản gây khó thở vì lòng đường thở bị thu hẹp lại do phù viêm, có thể khó nuốt. Thể này có thể kéo dài bốn tuần lễ và luôn có sự tham ra phối hợp của vi khuẩn.

– Hai là: do vi khuẩn: Thể này có thể kèm theo viêm cơ tim, thận, viêm phổi, viêm mũi xoang, có thể viêm vòi nhĩ và tai giữa. Điều trị kháng sinh liều cao toàn thân và tại chỗ tác dụng tốt. Vùng mũi họng cần được làm sạch mủ bằng thuốc hỗ trợ điều trị xoang và súc miệng bằng nước muối pha loãng. Đưa dung dịch kháng sinh tưới rửa cả khoang mũi họng. Vi khuẩn từ hệ thống xoang lan xuống qua dịch mủ do tình trạng viêm mũi xoang mãn tính hoặc cấp tính.

– Ba là: do dị ứng bởi các yếu tố kích thích thường gặp như phấn hoa, lông chó mèo, bụi trong không khí. Trên bệnh nhân luôn kèm triệu chứng mũi xoang, hoặc nổi mẩn ngứa, hoặc có bệnh hen. Tuy nhiên, dị ứng luôn có những bội nhiễm vi khuẩn.

– Bốn là: đờm mủ dịch viêm từ hệ thống mũi xoang chảy xuống họng kích thích trực tiếp vào niêm mạc họng gây ho, gây đau rát họng. Nguyên nhân này thường gây bệnh tái đi tái lại nhiều lần cùng với chu kỳ viêm mũi xoang tái phát.

– Năm là: do trào ngược thực quản dạ dày, lòng thực quản viêm, làm cho miệng thực quản thường xuyên mở đặc biệt vào lúc ngủ đã đưa dịch thực quản dạ dày tự do trào ngược lên họng, lên cả mũi xoang, tai và tràn sang cả thanh khí quản vào phổi.
Họng nằm giữa ngã ba đường ăn, đường thở vì vậy bệnh học viêm họng không thể tách rời bệnh viêm mũi xoang, và dạ dày thực quản.

Viêm họng mãn tính:

Những triệu chứng viêm nói trên ở vùng họng tái diễn, kéo dài trên bốn tuần được gọi là viêm họng mãn tính. Nguyên nhân khác hẳn nguyên nhân viêm họng cấp là ở chỗ là luôn có vi khuẩn gây bệnh, hoặc dị ứng nhiễm khuẩn, nhiễm nấm phối hợp do nguồn viêm mãn tính từ hệ thống mũi xoang đưa mủ và vi khuẩn xuống niêm mạc họng, và có thể còn có sự tham phối hợp của bệnh trào ngược dạ dày thực quản.

Tập chứng gây ra do dịch chảy từ hệ thống mũi sau xuống thành sau họng: gây vướng họng, đau họng, ho, ngứa họng. Tập chứng có thể gây nên do mũi xoang nhiễm khuẩn, nhiễm virus, nhiễm lạnh, đặc biệt phối hợp với một tình trạng viêm mũi xoang dị ứng, đi kem với các triệu chứng dị ứng mũi như chảy nước mũi, ngứa mũi, ngạt mũi và hắt hơi. Những nguyên nhân phối hợp là hội chứng trào ngược thực quản dạ dày, những rối loạn nội tiết, và suy giảm miễn dịch.

Hội chứng thường xẩy ra kéo dài mãn tĩnh với trạng thái dịch chảy xuống thành họng có thể nhầy, có thể đặc, có thể loãng, có thể đã nhiễm khuẩn có mầu sẫm, hoặc dịch có thể dính bán chắc vào niêm mạc họng gây nuốt vướng, gây buồn nôn, gây những kích thích bức bối vùng họng, vùng hạ họng thanh quản.

Thực chất hội chứng và tập chứng họng là bao gồm tình trạng niêm mạc họng mãn tính.

Nguyên nhân viêm mũi, viêm xoang có thể dễ bị bỏ sót trong chuẩn đoán khi hội chứng bệnh chỉ đơn thuần xuất hiện ở họng. Đây là hình ảnh lâm sàng đặc biệt của bệnh viêm mũi, viêm xoang thiếu vắng các triệu chứng bệnh bộc lộ ở mũi. Thông thường dịch viêm tư xoang sàng sau và xoang bướm chảy qua mũi sau xuống họng gây nên những triệu chứng bệnh ở họng; dịch viêm từ các xoang trán, sàng trước và xoang hàm thường thoát ra phía trước mũi gây nên triệu chứng chảy mũi, ngứa mũi, hắt hơi.

Viêm tai giữa cấp:

Là một bệnh nhiễm khuẩn diễn ra rất nhanh thường gặp ở trẻ nhỏ, luôn phát triển cùng với một nhiễm khuẩn đường hô hấp trên cấp tính. Những yếu tố gây bệnh là: môi trường khói thuốc, cho ăn bú bình, chế độ ăn chưa hợp lý hoặc có những yếu tố bệnh lý bẩm sinh như hở hàm ếch, tăng tiết nhầy bất thường, suy giảm miễn dịch.

Trong viêm tai cấp bệnh có thể xẩy ra trên cơ địa dị ứng bị nhiễm khuẩn hoặc trên người bệnh không có dị ứng, chỉ nhiễm khuẩn đơn thuần. Mất chức năng vòi nhĩ trong mối quan hệ viêm mũi xoang nhiễm khuẩn và viêm mũi xoang dị ứng là nguồn gốc bệnh lý của viêm tai cấp. Nhất thiết cần tìm nguồn gốc viêm ở mũi xoang để điều trị phối hợp ngay cả khi những triệu chứng viêm mũi, viêm xoang kín đáo nhất. Ở trẻ nhỏ là tập chứng nhiễm khuẩn đường hô hấp trên cấp tính.

Cách điều trị:

– Tránh các yếu tố nghi ngờ dị ứng như phấn hoa, bụi khí, lông súc vật, sợi bông vải, thực phẩm.

– Điều trị triệt để hệ thống xoang mũi nhiễm khuẩn, viêm xoang mãn tính.

You might also like
Leave A Reply

Your email address will not be published.