Trào ngược dạ dày thực quản và viêm xoang mãn tính
Trào ngược dạ dày thực quản là bệnh thuộc chuyên khoa tiêu hoá có liên quan mật thiết đến bệnh lý viêm xoang mãn tính và dị ứng vùng tai mũi họng.
Nguyên nhân:
– Do nhược cơ gây mệt mỏi vùng tâm vị trên bệnh nhân dị ứng tăng bài tiết acid. Cơ không đủ lực co thắt làm cho dịch thức ăn đi xuống dạ dầy lại trào ngược lên thực quản, thức ăn này đã nhiễm khuẩn nên khi trào ngược sẽ gây viêm thực quản, họng và thanh quản.
– Khi bị viêm xoang mãn tính dịch viêm chảy từ khoang mũi họng trôi xuống thực quản, được nuốt theo phản xạ tự nhiên, đặc biệt là khi ngủ.
– Hội chứng tăng dịch vị dạ dầy.
– Tăng can xi máu gây tiết dịch vị, dẫn đến tăng tiết acid.
– Gây giảm vận động cơ thực quản
Triệu chứng:
– Tăng tiết nước bọt, ợ hơi, ợ chua, có cảm giác nóng trong đường thở.
– Buồn nôn và đau ngực.
– Nặng hơn có thể gây ho kéo dài, viêm thanh quản, hen, viêm niêm mạc lợi miệng, bắt nguồn từ viêm xoang mãn tính.
– Ở trẻ em triệu chứng bộc lộ rầm rộ khác nhiều so với người lớn. Triệu chứng phổ biến là nôn chớ, ho về đêm, có thể biến chứng viêm đường hô hấp, dễ gây viêm tai giữa do vòi nhĩ ngắn, nằm ngang, rộng mở cho dịch dạ dầy chui vào tai giữa.
– Rối loạn nuốt, hơi thở hôi, có mùi acid
– Toàn thân yếu biếng ăn, mệt mỏi, ngủ kém, giảm trọng lượng nhanh.
Trào ngược thực quản có dạng không bộc lộ triệu chứng. Ở nhóm bệnh này không có triệu chứng nôn. Dịch thực quản trào lên họng rồi lại rơi trở lại vào lòng thực quản. Dịch này chuyển dịch qua lại hai lần trong vòng trào ngược nên mang tính viêm nhiễm nặng hơn. Có trẻ mắc bệnh rất sớm vì có yếu tố bệnh này từ cha mẹ.
Phòng tránh:
– Nâng đầu giường cao, nằm nửa người trên cao hơn.
– Ăn mỗi lần khối lượng ít. Bù lại là tăng số lần ăn trong ngày. Không ăn no trước khi nằm ngủ. Tránh ăn các thức ăn dễ gây kích thích tăng tiết acid như cam chanh chua, cà phê, chè, hành, hạt tiêu.
Điều trị:
– Cải thiện các sinh hoạt ăn và ngủ đúng cách chỉ dẫn trên.
– Thuốc dùng có tác dụng giảm bài tiết dịch: omeprazole, esomeprazole, pantoprazole, lánoprazole, rabeprazole
– Antacids: thuốc chống bài tiết acid trước khi ăn
– Phẫu thuật: chỉ định phẫu thuật vùng thượng vị khi cần thiết. Để làm tăng cường trương lực cơ vùng này.
– Tìm nguyên nhân viêm mũi xoang để điều trị triệt để nguồn dịch viêm tràn vào thực quản.
Xem thêm: Cách điều trị bệnh viêm xoang mãn tính đúng cách và hiệu quả