Cơ chế hoạt động của bệnh viêm xoang mũi

0

Cơ chế hoạt động của niêm mạc mũi

Các xoang được lót bên trong bởi lớp niêm mạc. Lớp này liên tục với niêm mạc hốc mũi và cả đường hô hấp. Biểu mô trong xoang mỏng hơn biểu mô lót trong hốc mũi. Lớp niêm mạc không ngừng tiết ra dịch nhày sinh lý và được đào thải ra khỏi xoang vào hốc mũi đóng vai trò vệ sinh và bảo vệ hệ thống mũi xoang.

Cơ chế sinh học quá trình đào thải dịch nhày của niêm mạc xoang như sau: dịch nhày được tiết ra từ niêm mạc xoang luôn chuyển động về hướng các lỗ xoang tự nhiên. Dịch nhày giống như một lớp chăn trải trên đỉnh các tế bào lông, được các tế bào lông này chuyển tải đến các lỗ xoang, rồi từ lổ xoang ra khoang mũi, xuống họng thanh quản và được nuốt xuống dạ dày.

Khoa học kết luận rằng: các tế bào lông trong mỗi xoang chuyển vận theo một hướng nhất định, tạo nên sự vận chuyển ngẫu nhiên hiệu quả của dịch nhày. Như vậy dịch nhầy chỉ đi theo một hướng đến lỗ thông xoang mà thôi, ngay cả khi nó vận chuyển vòng quanh hốc xoang theo chiều của nó, chống lại lực hút của trọng trường để đến lỗ xoang tự nhiên. Đây là lý do thất bại khi ta muốn tạo một lỗ thoát khác để dẫn lưu dịch xoang từ ngoài hốc mũi theo nguyên tắc vật lý. Niêm dịch trong xoang vẫn chỉ vận chuyển ra ngoài theo hướng riêng của nó theo lỗ xoang sinh lý, lỗ xoang mới tạo ra chỉ đưa vi khuẩn từ bên ngoài chui vào xoang.

Tương tự như vậy với người có phức hợp lỗ xoang: hiện tượng ứ đọng dịch sẽ xẩy ra ở nơi hai bề mặt của tế bào long tiếp xúc với nhau. Hiện tượng ứ đọng này phá vỡ quy trình đào thải dịch nhầy ra ngoài là nguyên nhân gây viêm mũi xoang.

Cơ chế bệnh viêm xoang mũi:

Xoang mũi có vai trò làm ẩm làm ấm không khí khi vào cơ thể, tham dự điều chỉnh áp lực máu và khí trong mũi, tham ra quá trình thông khí của mũi, lọc không khí, góp phần tạo miễn dịch tự vệ, làm nhẹ hộp sọ, cộng hưởng giọng nói, góp phần vào sự phát triển mặt. Lớp dịch nhầy tiết ra từ niêm mạc xoang có khả năng diệt khuẩn và chứa đựng vật chất sinh ra sự miễn dịch, chống vật lạ, và sinh ra những protein kháng khuẩn.

Khi viêm nhiễm lớp niêm mạc này phù xũng, tăng bài tiết dịch bất thường gây tăng áp lực trong xoang, sự bít tắc dịch tao cơ hội thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Áp lực tăng đẩy dịch viêm tràn ra khỏi xoang, tràn đầy xoang mũi họng và cả hệ thống đường thở. Niêm mạc lót trong lòng đường thở phù viêm làm cho sự lưu thông không khí bị hạn chế, trên người bệnh xuất hiện triệu chứng thiếu ô xi ở các mức độ khác nhau. Sự phù viêm của niêm mạc mũi trong xoang phát triển đến màng niêm mạc lót quanh lỗ xoang, làm cho khẩu kín lỗ xoang bé lại, rồi đến bít tắc. Quá trình bít kín của lỗ xoang làm cho sự thông khi giữa xoang và hốc mũi đình trệ, dịch trong xoang hoá mủ, quá trình viêm xoang bắt đầu. Vì mối quan hệ liền kề và thông thương giữa các khoang trống xoang và mũi họng vòi nhĩ nên quá trình viêm này toả lan, không chỉ dừng lại ở một quan. Sự bít tắc lỗ xoang không chỉ xẩy ra ở ngay lỗ xoang mà là ở cả một vùng các lỗ xoang tập kết ở khe giữa, gọi là vùng phức hợp lỗ ngách. Vùng này chứa dịch mủ viêm thoát ra từ các xoang trán, xoang sàng trướcxoang hàm.

You might also like
Leave A Reply

Your email address will not be published.